Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2009

ngày ấy và bây giờ

Con nhìn vào thành công để đi lên mỗi ngày, và cũng nhìn lại thiếu sót để sửa sai, mẹ à! Hãy chờ con nha mẹ của con!
hôm nay con được 1 tuổi thì phải, trong tấm ảnh này con đang mè nheo, nhưng con nào biết, đó là khoảnh khắc vàng mà con từng có, bên cạnh ba mẹ, ở giữa tình thương, và là niềm hy vọng, là cả một bầu trời cho ba mẹ... Là khi con chưa đủ khôn lớn để hiểu mình đã sai thế nào khi bỏ quên ba mẹ và hoài bão của gia đình cho con, trong suốt thời gian qua... Là con ngây thơ vô tội hơn bây giờ!con đang dần lớn khôn nhờ sự chỉ bảo của mẹ!
nay thì con đã khôn lớn, trưởng thành, dù mập và to hơn mẹ, xương thịt con hình hài con là tích lũy tình yêu thương và bao dưỡng chất mẹ đã hy sinh cho con, con là của mẹ,
Ngày 20/10 sắp tới, con muốn dành để nói về Mẹ!

Viet de khong bao gio quen!

Mẹ và con: những bước ngoặt cuộc đời, những điều con nhớ!

12/08/1984: mẹ đau đớn trong vui mừng sinh ra con đúng vào ban trưa lúc nhà đang có giỗ. Mẹ bệnh tim vì thế sau sanh phải nằm trong khu vực hồi sức một thời gian dài, có ôm được con mà ngắm đâu. Con được bà ngoại và các dì mang về nuôi dưỡng. Bà ngoại bà nội tranh nhau bế con, còn mẹ vẫn còn rất yếu. Nghe ngoại kể sinh ra con là 1 kì công với 1 người bệnh tim bẩm sinh như mẹ. chắc hẳn mẹ đã phải trải qua 1 thời kì rất đau đớn!

Bà nội mất chỉ sau khi con sinh ra 1 tháng. Mẹ vừa làm vợ làm mẹ làm con dâu trong gia đình. Bao gánh nặng lại ập lên đôi vai bé nhỏ và chiếc lưng mảnh mai gầy guộc của mẹ. Khác với trước đây sống trong sự bảo bọc của chị em và bà ngoại, mẹ ko tròn nữa mà ốm dần từng ngày. Dầu vậy chưa lần nào mẹ để con đói và thiếu thốn, mẹ luôn cho con được bằng chúng bạn.

Học mẫu giáo: ba mẹ vì muốn con được chăm sóc tốt hơn các bạn khác trong trường, gửi tiền thêm bồi dưỡng cho cô bảo mẫu, nhưng cũng chính vì vậy, con bị cô hiệu trưởng ko thít, và sau đó con phải chuyển trường. Thời gian này ba mẹ làm ăn khấm khá, chiều tối nào cũng dắt con đi coi ca nhạc, đi công viên, ăn phở Tàu bay ở Lý Thái Tổ. Có nhiều hôm con nằm xem ca nhạc, lại ngủ gục trên ghế bị ba chọc quê! Có những ngày mẹ dắt con lên cơ quan mẹ chơi, cho con ăn cơm trưa cùng các cô bác, và ru con ngủ. Một ngày nọ, con nhớ đã giỡn quá trớn, và vô tình lấn chỗ của mẹ đang ngủ làm mẹ té xuống ghế…hic!

Vào cấp 1, mẹ muốn con học trường giỏi nên từ tờ mờ sáng, mẹ đến cổng trường xếp hàng để nộp hồ sơ, và nhờ chú Sâm chạy chọt, gửi gắm người ta cho con được vào Kết đoàn. Cuối cấp, lúc học thi lên lớp 6, trưa nào con cũng phải ở lại trường. Món con nhớ nhất hồi đó là hộp cơm nguội với sườn nướng cắt nhỏ, xịt thêm nước tương, mẹ cất cho con mang theo ăn trưa. Về nhà bạn, dù cơm có ngon, con vẫn ko sao quên ăn cơm của mẹ, vét hết đến hạt cuối cùng, và mãi tận bây giờ, vẫn chưa sao quên được hương vị của món sườn nước tương mỗi ngày đó.

Rồi cấp 2, cấp 3 năm nào mẹ cũng lo cho con được lớp học tốt, trường điểm, và đổi lại con học rất giỏi để mẹ luôn tự hào vì con. Mẹ hay gửi con cho bà ngoại trông và con chơi với Bi, lắm lúc gây lộn, ko nhường nhịn em mà hay tỵ nạnh với em… nhưng mẹ thì ko la. Mẹ mệt với công việc cơ quan, với việc nhà bộn bề, và chỉ lo cho con học giỏi. Mẹ biết con tự giác chăm chỉ, và mẹ ít la con như bà ngoại… Về nhà thì mẹ nằm nghỉ. Lắm lúc mẹ bênh con khi mấy dì la con nữa… Điều nhớ nhất thời gian này, là khi nhà chúng ta chuyển lên Hóc Môn, mẹ phải chở con đi học từ lúc 5, 6 giờ sáng, trước đó mẹ thức dậy để chuẩn bị đồ đạc, dọn dẹp giặt giũ… rồi khi đi làm về, gần tối 8, 9 giờ mẹ ghé ngoại đón con, chở lên Hóc Môn. Một ngày nọ, con đang ngồi ôm chiếc cặp thì bị giật mất giữa đường. Mẹ lo lắng vì sách vở con mất tiêu, mẹ phải viết giấy xin phép cô. Và 1 lần khác nữa, gần đến nhà thì do đường vắng, và trời mưa, chỉ có 2 mẹ con trên đường tối om, 2 tên cướp bất lương vụt lên giật cái giỏ xách mẹ đang đeo chéo ngang lưng. Xe ngã, con cũng trầy chân trầy tay, ê ẩm. Nhưng mẹ thì bị nặng nhất, hic, vì giật ko được cái túi, xe bị kéo lê 1 đoạn, chiếc áo mưa rách toạc, chân mẹ trầy hết cả đầu gối chảy máu ròng ròng, mặt mẹ đập xuống đường, phải may mấy mũi và nay vết sẹo vẫn còn. Nhìn đôi tay xương xẩu mẹ tiếp tục cầm lái đưa con đến trạm xá, con thấy nhói đau trong lòng. Sáng hôm sau, về gặp bà ngoại, mẹ vẫn còn đau lắm, khóc… làm bà ngoại ko cho về nhà trên đó nữa. Con và mẹ ở nhà ngoại tiếp 1 thời gian. Lúc đó, con lần đầu tiên phải bắt tay vào giặt giũ quần áo cho chính mình, ko còn mẹ lo nữa… con phải làm các việc mà trước giờ mẹ vẫn sắp đặt và làm mỗi ngày cho con chỉ biết tập trung có học và học mà thôi. Con thấm thía và thương mẹ nhiều biết bao.

Suốt khoảng thời gian con đi học, mẹ thức khuya dậy sớm chăm lo cho con. Khi con phải làm bài tập khuya lơ khuya lắc, mẹ ngồi chơi, hướng dẫn và chờ con đến khi làm xong mới đi ngủ. Khi con tựu trường, mẹ may áo, lo tiền trường lớp, ngồi may cho con từng chiếc phù hiệu, lo tẩy những vết dơ con mặc khi chơi đùa. Mẹ may đầm cho con, mua giày cho con, sinh nhật năm nào cũng vậy, dù ít hay nhiều tiền, mẹ luôn cất sẵn trong tủ 1 món quà bí mật, đợi trao cho con. Chưa năm nào vì lý do gì mà mẹ quên điều này. Dù biết con ko trông mong quà, dù biết quà mẹ tặng thỉnh thoảng con ko thít lắm, nhưng con luôn trân trọng, vì con biết mẹ luôn nghĩ: “có quà thì con sẽ vui”. Lúc thì đôi giày, lúc là cái áo ngủ, sữa tắm, chiếc lắc tay, chiếc áo, cái túi xách, khô bò, mứt bánh … mẹ đích thân đi mua chúng cho con… Đáng quý biết bao nhiêu!

Con còn nhớ, có 1 khoảng thời gian nào, khi con học cấp 2, mẹ thất nghiệp do nhà in nghỉ. ở nhà hoài, mẹ thấy chán và lo cho con ko đủ tiền ăn học. Thế là mẹ nộp đơn tìm việc, chờ đợi và hy vọng. Cuối cùng mẹ làm cho cty bánh kẹo Dannone của Pháp. Từ nghề báo, chuyển sang làm kinh doanh, nói đúng hơn trong thời buổi khó khăn đó, mẹ chỉ có thể tìm việc là làm 1 nhân viên bán hàng. Ngành hàng tiêu dùng nhanh với hệ thống bán lẻ rộng khắp thật sự xa lạ với mẹ. Nhưng vượt lên trên mọi thứ, chỉ nghĩ cho tương lai của con, mẹ cắn răng mà làm. Con nhớ những chiều mẹ về nhà, ướt đẫm mồ hôi, mặt nhễ nhại, bơ phờ, tóc rũ rượi bẹp vào bên mặt. Nhìn mẹ hốc hác hẳn. Mẹ kể mẹ phải đến từng cửa hàng, mọi ngóc ngách trong chợ để chào bán. Lắm khi còn phải chở hàng đằng sau xe, đi hàng chục tiệm ngoài đường, dưới cái nắng chói chang. Đến nơi, thì mẹ ko còn hơi để nói lời nào nữa, phải nghỉ mệt một lúc, tim đập thình thịch, những nhịp loạn xạ, ko ổn định. Mẹ cầm tay con đưa lên ngực để nghe, và quả vậy, trái tim nghe mệt mỏi, nặng nề nhưng chưa bao giờ mẹ con bỏ cuộc. Rồi có thời gian, mẹ bị người ta lừa lấy mất hàng, phải đền tiền… làm suốt những ngày và đêm về sau, mẹ cứ tiếc và khóc thầm. Mỗi lần mất tiền, mẹ rất xót xa. Dù chỉ vài trăm bạc, mẹ cũng muốn dành cho con. Để cho nó đem đi học ăn hàng, hay đóng tiền trường, mua thêm sách vở, thêm cái áo mới thay cho cái sờn màu, để dắt con đi ăn tiệm, và mua quà cho con… Những ngày đi làm, mẹ nhịn ăn nhịn uống. Mẹ biết con là đứa hay thèm ăn, lúc nào mẹ cũng nghĩ con đang sức trẻ cần rất nhiều dưỡng chất, và thức ăn… thế nên mẹ hy sinh là người nhịn ăn, để dành cho con. Dù đói, dù khát cháy cổ, mẹ ko dám uống nước, mà đợi về nhà để tiết kiệm tiền. Mẹ đâu biết con đã nhiều lần dùng số tiền mẹ cho làm quà sáng, hay số tiền mẹ thưởng con học giỏi… để mua những thứ linh tinh vớ vẩn, phí tiền, và ăn bậy bạ… Con thật hư quá! Rồi thì mẹ nghỉ vì Danone rút về nước ko bán tiếp nữa. Nhưng, con biết mẹ giờ đã làm 1 nhân viên kinh doanh rất tốt và chuyên nghiệp. Dù yếu đuối, nhưng mẹ luôn hoàn thành công việc tốt, gọn gàng… như chính tính cách sống ngay thẳng, mẫu mực của mẹ và cả gia đình ngoại. Mẹ được nhận vào Unilever và đã ở đó hơn 10 năm … Sau này khi con mới đi làm, công tác bên ngoài nhiều, con lại hiểu và cảm phục mẹ nhiều hơn. Suốt thời gian rong ruổi bên ngoài, con vẫn khỏe mạnh vì con có trái tim khỏe mà mẹ trao cho, song con nhiều lúc thấy rõ sự mệt mỏi, và con biết cách đây nhiều năm mẹ con từng như thế. Lòng con đau cắt.

Năm con học cấp 3, mẹ vào bệnh viện mổ tim. Nhiều tháng trước đó, mẹ đã đau đớn và kiệt sức ngay trong giờ làm. Bạn mẹ kể mẹ mệt, đau thắt tim, nhưng vẫn ko chịu về nghỉ, vẫn muốn làm việc. mẹ tránh để mọi người thấy và tìm 1 góc để ngồi nghỉ, trong sự đau đớn thể xác, mẹ vẫn nhớ về con, và luôn kiên cường. Mẹ sợ nếu mẹ ngã xuống thì con sẽ khổ, nên lúc nào cũng cố. Mẹ đâu biết chính vì thế mà bệnh tình trầm trọng hơn. Cuối cùng gia đình cũng phát hiện và đưa mẹ vào viện mổ. Khi nghe dì Huệ nói: con hãy chuẩn bị tinh thần, mẹ con có thể chỉ có 50 phần sống. 50 phần sẽ ko chữa khỏi và ra đi mãi mãi… con lo sợ tột cùng, và con ước gì được thay mẹ chịu đựng nỗi đau này. Sáng hôm mẹ mổ, con phải đi học, nhưng con lo lắng ko yên. Học xong thì chạy vào bệnh viện, hỏi bác sĩ mẹ đã được chuyển ra chưa. Con thở phào nhẹ nhõm biết mẹ đã thành công. Vào phòng bệnh, con thấy tay chân mẹ sưng phù lên, ngu ngốc con mừng húm, nghĩ rằng bác sĩ hay thật, mới mổ xong mẹ đã mập lên thấy rõ… có ngờ đâu đó là do nước biển làm phù… Mấy ngày sau, mẹ vẫn chưa đi đứng được, mỗi lần trở mình thì mẹ đau lắm. Nhưng mẹ giỏi chịu đựng hơn ai hết, dù đau vẫn lại mẫu mực, và ko cho ai biết mình đang đau. Dì 3 nói, người ta chỉ đứt tay 1 tí, cũng đã đau rồi. Con nghĩ sao mà mẹ, đã phải mổ banh lồng ngực ra, khâu lại… mà ko đau cho được. Con hối hận lắm, vì trước đó con ko biết, và lắm lúc con cáu gắt khi mẹ cứ chuyển mình lại kêu, đòi uống nước và đòi đi lại nhiều lần… Con đã lầm bầm, và làm mẹ buồn khi chỉ mới chăm sóc mẹ được vài tuần, nhưng thật cũng chưa bao giờ con đòi ở lại canh mẹ về đêm. Con sợ bị phá tan giấc ngủ ngon, sợ bệnh viện và nghĩ cho bản thân mình thôi. Trong khi con đâu nào biết mẹ cũng sợ bệnh viện, sợ cô đơn, và sợ nhất là thấy con chẳng có biểu hiện gì là lo cho mẹ. Mặc cho ba luôn nhiệt tình và lúc nào cũng bên giường mẹ. Con đến thăm mẹ như đi chơi, rồi ra về. tệ nhất là ngày 8/3, khi mẹ vẫn còn trên giường bệnh, thì con đi chơi với bạn đến khuya lắc, ko hề vào thăm mẹ cả ngày hôm đó, làm mẹ lo lắng cho con…..

Học Nguyễn Du, thời đó, là việc của những đứa nhà giàu. Con cũng sân si đòi theo học. Con thi rớt Kinh Tế, ko về nhà, mẹ nghe tiếng con khóc qua điện thoại, an ủi động viên và cho con ở chơi nhà bạn cả tháng trời. Mẹ chẳng la dù mẹ cũng rất buồn. Rồi đến lúc vào đại học Văn Lang nữa, các khoản học phí đều cao chót vót ngoài khả năng của mẹ. Vậy mà con chưa bao giờ cần biết và hỏi mẹ, mẹ lấy đâu ra những khoản tiền nhiều như thế để đưa con đúng ngày đóng học phí. Chỉ có mẹ một mình với những lo toan, cơm áo gạo tiền, trường lớp sách vở, lo trong lo ngoài… Chỉ có mẹ chôn giấu nỗi đau và nỗi lo của 1 bà mẹ, mà ko cần con hay biết… Chỉ có mẹ, ko đòi hỏi ở con điều gì ngoài “hãy học cho giỏi và sống cho ngoan, bấy nhiêu là đủ để mẹ vui rồi!”… Cũng ko ai như mẹ, sẵn sàng treo giải cho con “hãy thi Toeic, đạt bao nhiêu điểm thưởng bấy nhiêu tiền”. Việc học thi với con là hạnh phúc hơn những trẻ em nghèo khác. Và cũng là nghĩa vụ của con. Nhưng cũng ko ai như con, mang cái bằng 780 điểm về và vô tư đòi mẹ 780.000 đồng đi ăn chơi cho sướng…

Giờ thì con đi làm. Bản thân con tự hỏi mình dở nên ko biết sắp xếp công việc, học tập, cân bằng các mối quan hệ hay con thật sự bận rộn? nhưng ít khi nào con gần gũi mẹ. Xa mẹ nhiều hơn với những đợt công tác xa nhà, với cái lý do quen thuộc đi với bạn… Lắm khi bệnh nhờ cạo gió, mẹ cũng ngại ko dám nhờ con. Rồi khi muốn mua sắm gì đó, mẹ tự đi xe chứ cũng chẳng dám nhờ con chở đi. Mẹ càng ko dám kêu con chở lên thăm ngoại ở Thủ đức, vì khi con bận, và ko muốn đi, hay giận dỗi vô duyên… con chạy như bay khiến mẹ ngồi đằng sau lo lắng thót tim… Chân mẹ nhiều khi phồng dộp lên vì bệnh thiếu vitamin, thiếu chất gì đó, mẹ vẫn ngày 3 bữa lau nhà quét dọn, và rửa chén, chẳng kêu con động vào. Và những lần tái khám ở Chợ Rẫy về căn bệnh tim khó chữa tận gốc, mẹ lầm lũi dậy sớm từ 5 giờ sáng, chạy xe 1 mình, đến bệnh viện xếp hàng lấy số thứ tự, chen chúc trong dòng người đông nghịt, vất vả thở ko ra hơi khám và làm xét nghiệm từ phòng này đến phòng khác mãi tận trưa, mới về nhà. Về là nằm luôn tới chiều vì mệt và đuối sức. và nếu con có nhìn thấy mà ko hỏi han thăm mẹ, thì mẹ cũng chẳng buồn giận hay trách. “Nó lo cho công việc, mình ko thể làm phiền” có lẽ mẹ nghĩ vậy. và mẹ chấp nhận thói quen đó của “nó”. ấy vậy, có những lúc con tự động rủ mẹ đi chơi, chở mẹ đi khám bệnh, đưa mẹ đi mua sắm, con thấy rõ đó là những lần mẹ rạng niềm hạnh phúc. Con biết và hiểu mẹ ngồi sau xe hạnh phúc. Niềm vui này bình dị lắm. Cũng như con, ngày xưa rong ruổi theo mẹ, được mẹ chở đi học, đón về trên những con đường thành phố. Nhưng, chỉ khác là, mẹ chở con suốt bao năm tháng ròng rã, mà con chở mẹ được có mấy lần, mẹ ơi. Chỉ vài lần thôi, nhưng lần nào con cũng thấy mẹ rất thích, mẹ rất vui sướng có con bên cạnh khi đi ngoài đường. mẹ sợ con mệt, lại rủ con đi ăn chè, ăn kem và hai mẹ con đã có những khoảnh khắc thật bình yên như thế.

Còn vô vàn điều để kể… ko vậy sao được khi sống gần nửa đời người, mẹ bao giờ cũng ở bên con…
Tất cả điều mẹ đã làm. Rất bình thường như bao người mẹ khác. Nhưng con yêu mẹ con hơn tất cả. Vì mẹ chỉ có 1 trái tim yếu ớt, 1 thân thể mang bệnh. Và vì con mà mẹ lấy hết sức bình sinh, hết cả nghị lực để sống đến hôm nay. Mẹ con, là 1 người đặc biệt. Mẹ con, là tất cả trong con! Mẹ con, là người vĩ đại!

Mẹ biết ko, con vẫn tin tưởng và cầu nguyện cho mẹ bên con mãi… vì chưa thực sự 1 lần nào con đền đáp công ơn của mẹ cả. có những tối thứ 3 mẹ làm báo về trễ, đến tận 11 giờ con vẫn chưa ngủ được. nỗi lo canh cánh trong con, mong sao cho mẹ luôn bình an trên đường về. con hình dung và lo sợ những điều ko hay cho mẹ, và con cầu nguyện trong nước mắt, chỉ mong sao mẹ về. Chỉ khi nghe tiếng kèn xe mẹ trước cổng, con mới nhắm mắt và thở phào nhẹ nhõm…

Mẹ ơi, hãy sống bên con lâu hơn để con có dịp đền đáp công ơn của mẹ, mẹ của con nhé!

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2009

sPIRIT

Từ ngày mới ra trường học tập và làm việc tại U, đã thấm nhuần bản chất hơi bị kiêu căng, nên quyết hạ mình xuống. Để giỏi thì phải ko ngừng học hỏi. Mà dù ko cần giỏi thì cũng đã ăn vào máu cái tính luôn muốn tìm tòi, và phát huy, phát triển hơn nữa trong công việc. Cảm ơn U, một môi trường quá tốt để đào tạo thế hệ trẻ VN. Tất cả chúng ta, hãy luôn phấn đấu, luôn tiến về phía trước. ! Aiya aiya hoaiky... (phiên âm tự hiểu của câu mà Hàn quốc hay nói trong phim: cố lên! cố lên!)

chanh chua

Con nhỏ tôi ngu đần hôm qua đã làm được 1 chuyện coi được!
Chẳng là, từ xưa nay khi đi đâu, thì chớ có bít có nhớ mua đồ về nhà, làm quà cho ba mẹ, dù có khi 1 chùm nem, 1 cây chả, hay bánh kẹo... mà thường thì "chà đồ nhôm" đem ra ngoài đường thui. Ngay cả bánh trung thu của cty cho, lịch ngày tết, quà biếu của người thân... cũng ko thích mang về nhà. Nhưng hôm qua, khi nhận được quà là hộp Shiseido, nước yến cao cấp và socola hạt dẻ của mấy đối tác Sin cho, đã nghĩ ngay đến mẹ. cả hộp bánh ngon tuyệt cú mèo và chai sữa tắm vác từ Singapore sang, cũng mang về nốt. Mẹ rất vui. hihi.

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2009

Ngợi khen Giehova


Cảm ơn Chúa! Vì Người là Người Cha tuyệt vời của chúng con, muôn lời tôn vinh và ngợi khen thuộc về Người, Cha ơi ...

Chiều hôm qua, về nhà trong nỗi khắc khoải tìm lại giây phút bình yên ngày thường nhưng chẳng có. bất giác niềm tin ko còn. khóc trong tuyệt vọng, và biết gào thét cũng chẳng để làm gì. thường ngày, khoảng giờ đó... là lúc có thể "lấy điểm" chỉ bằng 1 cuộc điện thoại vào di động, và K biết mình đã về nhà bình an, ko đi chơi đêm...hay chỉ là làm việc trễ... nhưng hôm qua, giờ đó... ko thể gọi, gọi cũng ko được, còn đâu nữa??

Đọc kinh thánh và cầu nguyện. Cố nằm yên và cố chợp mắt. Cả ngày chẳng làm được tí việc gì. Sáng đã lên thăm gia đình và an ủi động viên, chuyện trò cùng má K, gặp anh K nhờ hỏi thăm tin tức. Trưa về tiếp phái đoàn Sin đi thị trường. Và chiều về cố nhủ hãy ngủ 1 giấc để mai còn tỉnh táo cho cuộc họp quan trọng cuối cùng. Mắt mỏi nhừ, cứ muốn thiếp đi. Nhưng dầu vậy cũng ko thể ngủ. bao kí ức tràn về, và buộc mắt ko được nhắm, nếu ko sẽ quên mất thực tại. Bởi nếu ngủ quên đi, thì khi tỉnh dậy bất chợt, biết mình đang phải thoát ra khỏi giấc mơ an nhàn, nhận ra mình vẫn đang trong khủng hoảng, đang áất thăng bằng ... nỗi đau sẽ càng lớn hơn, như nhận lại nó thêm 1 lần nữa.

Vẫn khóc, nhưng cố ko làm gì cả. Nằm yên. Không đi tới đi lui bần thần lẩm bẩm. Cố ko nghĩ đến nữa. Và cố ko gọi điện than vãn với bất kì ai. Nhịn. Không ăn. Im Lặng chờ đợi. Đó là tất cả những điều cần làm, để Chúa Người hành động, bởi con Người nếu kêu cầu than van với thế gian, sẽ ko nhận lãnh điều gì tốt đẹp hơn. Nhưng Chúa có cách làm riêng của Người, và niềm tin là điều duy nhất phải làm mà thôi.

Mắt sưng rồi, nên ko xuống nhà nữa, sợ bị nhìn thấy. Cố mạnh mẽ. Nhưng cũng đang biết áất cả dần chìm trong tuyệt vọng. 8h rồi. Nếu đêm nay vẫn ko có tin tức nào hơn, thì ngày mai sống thế nào đây? đáng sợ thật! muốn thoát ra... vô cùng!

Hơn nửa giờ sau thì Chúa đã trả lời. Người luôn trọn vẹn và thành tín, bao giờ cũng vậy. Phép lạ đến, đẹp tuyệt và mang tin lành đến trên những đứa con đang kêu cầu và ngửa mắt trông đợi. Kì diệu như thể khi Người tạo ra tất cả chúng ta. Điều ko ai làm được Người biến thành có thể. Và Người thay đổi mọi thứ theo cách tốt lành nhất cho con Người.

Hôm nay, sáng dậy, mắt cũng sưng, vì đêm qua ngủ rất ngon.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2009

k

Qủa thật giờ này chẳng còn tâm trí đâu để làm gì nữa. Ngày hôm qua, ngay lúc hội nghị thành công tốt đẹp, mọi người vui vẻ chụp hình, và bế mạc buổi lễ, ngay lúc lẽ ra có thể thở phào nhẹ nhõm và ra về đánh 1 giấc ngon lành, vì thành quả của 1 tháng trời chuẩn bị đã thu lại kết quả... ngay lúc... tưởng chừng đang trở về với bình an ngày thường và chia sẻ niềm vui này cho K thì cũng là lúc nỗi lo càng thêm hơn. Nhận được điện thoại từ nhà K báo rụng rời hết cả. mệt mỏi cũng chẳng còn, mà chỉ có lo lắng bất an, ko biết chuyện gì đang xảy ra... Muốn bật khóc.

giọng anh P khẩn khoản hỏi dồn, và chuyện gì đến ắt phải đến, ko thể tránh khỏi. Chỉ trách mình sao biết trước như thế mà ko ngăn cản được... giờ thì ân hận cũng muộn màng. Biết tìm nơi đâu để gặp lại? Bao giờ được gặp lại?

cả nhà lo lắng, nghĩ cách tìm kiếm trong vô vọng... một đêm mất ngủ cho bốn con người... và ko biết còn bao nhiêu đêm như thế nữa... tại sao?

giờ chỉ ước sao cho bình an và bình an, ko 1 hiểm họa nào cả hoặc là nước mắt sẽ tiếp tục rơi, của ba, mẹ, anh trai, và chính mình. ước gì hôm nay là 1 ngày bình thường như bao ngày bình thường khác, ước gì ko còn nước mắt để khóc, ko còn suy nghĩ để biết mình đang đau khổ... chỉ mong biết bao được đoàn tụ sum vầy... bao giờ?

1 con người... ko thể biến mất nhanh chóng như thế trên cõi đời này... ko thể ko có 1 chút tin tức... trừ khi người đó quá ích kỷ! chỉ mong sự thay đổi trong suy nghĩ sẽ đến nhanh hơn, sự hồi tâm sẽ vực dậy mọi yếu đuối, và mang K quay về... từ ... nơi nào chẳng biết. Từ đâu?

Chúa đã nói cùng chúng ta, 'Ta để sự bình an lại cho các ngươi. Ta ban sự bình an ta cho các ngươi. Ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi.' Vậy Người hãy làm đi!

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2009

bình minh trên biển

Biển Vũng Tàu sáng thứ bảy trời trong veo...

Tôi ra đây từ tờ mờ 4h sáng, quyết 1 lần ngắm những tia nắng đầu ngày của buổi bình minh trên biển, mới thấy đẹp biết mấy... Từng đợt sóng lăn tăn vỗ vào bờ, tiếng rì rào như tiếng nhỏ to tâm sự, gió thi thoảng quấn lấy đôi vai, tóc bay trên mặt. Biển lặng và vì sáng sớm, ít người tắm nên trước mặt cứ như 1 khoảng trời mênh mông, sóng nước, thiên nhiên và tâm hồn như hòa quyện... thanh thản nhẹ nhàng, êm ái bình an.

Tôi định chụp thật gần, để thấy cả mặt trời ở đó, nhưng càng chạy dài trên biển, vẫn thấy còn xa lắm. Khoảng 5h đốm sáng dần hé lộ, mặt trời sáng rực nhô lên, chói chang cả 1 góc trời, từng đốm sáng quét ngang những đám mây lưng chừng xanh tối, mảng sáng vàng rực làm lóa mắt người... Chỉ hơn 10 phút sau đó, mặt trời đã lên khỏi mặt đất, tỏa sáng rực rỡ báo hiệu buổi bình minh bắt đầu. Trời sáng, và đâu đó trên bờ, cư dân xứ biển đánh những chiếc xe đạp rong ruổi và nghêu ngao rao bán mấy con còng, con ghẹ và tôm cá vừa bắt được. Vài ngư dân đánh lưới ra xa con sóng 1 khoảng cỡ 5, 6 m mong tìm được vài sinh vật biển đã đang vừa ngoi ngóp trôi dạt vào bờ. Những cái thúng to đùng được đẩy trên bờ, đến gần xem chỉ thấy vài ba con cua, ghẹ, đốm tròn trên mai được cột chặt, rao bán với giá ko quá đắt... Người qua lại đến xem do hiếu kỳ rồi lại bỏ đi, đây ko phải lựa chọn tốt cho họ để thưởng thức món hải sản. Còn vô vàn những offer khác ngon hơn, và họ thế là bỏ đằng sau những người đứng bán buồn bã, chạy ùa xuống biển đắm mình trong làn nước, tung tăng đón từng con sóng và đùa nghịch...
Tự hỏi nếu mỗi ngày đều ở biển, buồn buồn lại ra biển tâm sự với sóng nước, và khí trời nơi đây, có lẽ tâm hồn thanh đạm và bình yên bao nhiêu!